Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Chuyển dịch đất nông nghiệp để sản xuất lớn sao cho hiệu quả?
Để đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả, việc chuyển dịch sang những chủ thể có đủ năng lực canh tác, sản xuất là một yếu tố rất quan trọng. Cơ chế chuyển dịch đất nông nghiệp trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn cần hoàn thiện hơn nữa để thực sự đáp ứng mục tiêu này.

Tìm phương thức chuyển dịch tối ưu

Tương tự như thực hiện các dự án đầu tư khác, để thực hiện dự án nông nghiệp, hiện có hai phương thức chuyển dịch đất đai chủ yếu: chuyển dịch đất đai bắt buộc (Nhà nước thu hồi đất để giao, cho thuê thực hiện dự án) và chuyển dịch đất đai tự nguyện (nhà đầu tư tự thỏa thuận về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án). Thực tiễn áp dụng Luật Đất đai năm 2013 cho thấy cả hai phương thức đều phát sinh nhiều hạn chế, bất cập. Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này nhìn chung vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp một cách hiệu quả.

Đối với cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc, theo quy định tại Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án nông nghiệp được áp dụng trong hai trường hợp. Thứ nhất là dự án khu nông nghiệp công nghệ cao thuộc nhóm dự án khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư. Trường hợp thứ hai là dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung do HĐND cấp tỉnh chấp thuận đầu tư.

Hiện nay Nhà nước chỉ có thể thu hồi đất cho các dự án khu nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tiêu chí xác định dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mặc dù vậy, việc phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, rất khó thu hút nhà đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu là do phát triển các dự án này đòi hỏi nguồn lực đầu tư ban đầu lớn nhưng thời gian thu hồi vốn lại rất chậm.

Trong khi đó, đối với nhóm dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung lại chưa được quy định cụ thể về tiêu chí xác định, nên các địa phương không có cơ sở xem xét để đưa vào danh mục thu hồi đất.

Hiện nay, bên cạnh việc giữ nguyên quy định thu hồi đất cho khu nông nghiệp công nghệ cao, dự thảo luật đã bổ sung quy định định nghĩa khá cụ thể về việc thu hồi đất đối với dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho công tác thực thi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn cần có hướng dẫn tiêu chí cụ thể xác định thế nào là dự án khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung để làm cơ sở để các địa phương xem xét đưa dự án vào danh mục thu hồi đất.

Đối với cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện, quy định tại Điều 128 trong dự thảo luật vẫn chưa cho thấy vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án nông nghiệp. Bởi lẽ, trên thực tế việc nhà đầu tư có thể thỏa thuận được 100% người dân có đất trong khu vực thực hiện dự án đồng thuận là rất khó khăn.

Trong khi đó, việc thỏa thuận để thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án lại rất thiếu bền vững do nhà đầu tư khó có thể thỏa thuận để thuê trong một thời gian dài. Hơn nữa, do không phải là đất của mình nên nhà đầu tư rất thiếu động lực để đầu tư dài hạn cho đất. Còn đối với phương thức góp vốn thì dự thảo chưa quy định cụ thể về cơ chế pháp lý triển khai, chưa phổ biến đối với đại bộ phận người nông dân.

Do đó, riêng đối với các dự án nông nghiệp, bản chất không phải chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp và địa tô chênh lệch phát sinh cũng sẽ rất ít (thậm chí không phát sinh địa tô chênh lệch). Cho nên, việc can thiệp của Nhà nước trong hỗ trợ nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ khả thi hơn và không gặp phải nhiều sự phản đối của người dân.

Như vậy, dự thảo luật cần nghiên cứu bổ sung cơ chế theo hướng, đối với các dự án nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất tại Điều 79 thì Nhà nước sẽ thu hồi cho nhà đầu tư thực hiện dự án nếu đáp ứng được ba điều kiện sau:

Thỏa thuận được trên 80% diện tích đất khu vực thực hiện dự án; trên 80% số người sử dụng đất trong khu vực dự kiến thực hiện dự án đồng ý chuyển nhượng; nhà đầu tư có phương án cụ thể về giải quyết việc làm, sử dụng lao động đối với những người bị thu hồi đất.

Bởi đặc thù lợi nhuận không cao bằng các ngành phi nông nghiệp, dễ chịu rủi ro từ điều kiện tự nhiên, thời tiết, do đó việc Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho nhà đầu tư trong vấn đề này là hết sức cần thiết. Sự đồng thuận giữa các bên liên quan cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, hướng đến sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ và kỹ thuật trong canh tác, hạn chế tình trạng bỏ hoang đất…

Chuyển nhượng đất lúa cần quy định chặt chẽ hơn

Nhằm tháo gỡ những hạn chế trong tiếp cận đất trồng lúa, mở rộng khả năng tích tụ đất đai và chuyển dịch đất nông nghiệp sang những chủ thể có nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả hơn, Điều 45 dự thảo luật đã bổ sung quy định, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế không còn bị hạn chế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa. Tuy nhiên, quy định tại Điều 45 vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Đầu tiên, đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất. Tuy nhiên, một số hình thức sản xuất trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay như kinh tế trang trại hay tổ hợp tác mặc dù không phải là tổ chức kinh tế nhưng vẫn rất cần tích tụ ruộng đất. Do đó, việc yêu cầu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải thành lập tổ chức kinh tế là chưa toàn diện và bao quát tất cả các trường hợp.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, hiện nay dự thảo luật chỉ yêu cầu tổ chức kinh tế phải có phương án sử dụng đất nông nghiệp được UBND cấp tỉnh chấp thuận mà chưa ràng buộc các tiêu chí, điều kiện khác kèm theo như cam kết tiến độ dự án, năng lực nhà đầu tư… nhằm đảm bảo nhà đầu tư thật sự có nhu cầu và năng lực triển khai dự án.

Do đó, trong dự thảo Luật Đất đai, đối với trường hợp tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa cần bổ sung các quy định về các tiêu chí, điều kiện cụ thể đối với nhà đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư thật sự có năng lực và có nhu cầu thực hiện dự án, phòng ngừa tình trạng đầu cơ đất nông nghiệp.
DanQuyen.com (Theo thesaigontimes.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng thế giới gần đáy 1 tháng, vàng miếng trong nước đắt kỷ lục (04-05-2024)
    ABBANK triển khai gói tín dụng với lãi suất ưu đãi từ 5%/năm cho các doanh nghiệp SME (04-05-2024)
    Giá vàng đã mất gần 5 triệu đồng/lượng (04-05-2024)
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Lạng Sơn: Sức hút đặc biệt của 'hòn ngọc' phía Bắc (19-12-2023)
    Chủ tịch tập đoàn bán dẫn khổng lồ TSMC tuyên bố nghỉ hưu (19-12-2023)
    Cuối ngày 19-12, giá vàng SJC tăng lên cao chưa từng có (19-12-2023)
    HPA hỗ trợ đắc lực cho nhà đầu tư trong và ngoài nước (19-12-2023)
    Lý giải xu hướng mua vàng của các ngân hàng trung ương châu Á (18-12-2023)
    Đưa TP. Hồ Chí Minh đến gần các đối tác quốc tế tiềm năng (18-12-2023)
    Việt Nam – Singapore khuyến khích chuyển đổi các khu công nghiệp VSIP theo hướng năng lượng xanh (18-12-2023)
    Con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu xuất hiện, đăng ký mua cổ phiếu VIC và thay mặt VinFast ký kết với Marubeni (18-12-2023)
    Thủ tướng đề nghị Nhật cho vay ODA thế hệ mới làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (16-12-2023)
    Nhật Bản bổ sung 7.000 tỷ vốn vay dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên (16-12-2023)
    Giá tiêu hôm nay 17/12/2023, tăng giá cũng không phải tín hiệu nên mừng, thị trường hụt hàng dự trữ (16-12-2023)
    Pfizer mua lại công ty công nghệ sinh học Seagen với giá 43 tỷ USD (15-12-2023)
    Chuyên gia: Đến quý 1/2026, thị trường bất động sản mới bước vào giai đoạn ổn định (15-12-2023)
    Truy tố Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan cùng 85 đồng phạm (15-12-2023)
    Nhìn lại năm 2023, dự báo năm 2024: Bitcoin vượt qua những thách thức và hoài nghi (15-12-2023)
    Khởi công dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, tổng mức đầu tư 2.074 tỷ đồng (15-12-2023)
    Nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc lựa chọn sầu riêng Việt Nam (15-12-2023)
    Tín hiệu giảm lãi suất của Fed thắp sáng triển vọng của các tài sản ở châu Á (15-12-2023)
    Giá xăng dầu giảm mạnh (14-12-2023)
    Khôi phục hoạt động tại cặp cửa khẩu Nà Nưa (Việt Nam) - Nà Hoa (Trung Quốc) (14-12-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152903319.